Polyme Quang Thắng Dịch vụ cách âm - cách nhiệt - chống thấm tại Bắc Giang

Bảo ôn kho lạnh, tàu cá

Vấn đề bảo quản hải sản khi đánh bắt và hạn chế của các phương pháp truyền thống:

  • Theo thông tin tại hội nghị “Các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản”, bảo quản là khâu yếu nhất trong hệ thống đánh bắt thủy sản hiện nay. Sản lượng thủy sản khai thác bị hao hụt rất lớn: trung bình cả nước có khoảng 30% tổng sản lượng thủy sản trong và sau khai thác bị thất thoát, hư hỏng.
  • Thông thường, các tàu đánh cá bảo quản thủy sản theo phương pháp truyền thống sử dụng hầm bảo quản cá bằng ván gỗ dày 1,5 – 2cm. Mỗi vách hầm được cách nhiệt bằng tấm xốp ép chặt vào vách. Phía trên hầm có nắp đậy bằng gỗ, ốp tấm cao su dày 5cm để giữ nhiệt. Ngư dân sử dụng khay nhựa, túi PE hoặc muối để bảo quản thủy sản bằng nước đá xay trong hầm.
  • Tuy nhiên, nước đá đem theo để bảo quản thủy sản chỉ có thể giữ được khoảng 10 – 15 ngày. Hiệu suất sử dụng nước đá chỉ khoảng 50 – 60%. Do vậy, tổn thất sau thu hoạch cao, từ 20 – 30%, có tàu lên đến 50 – 60%. Ngoài ra, chất lượng thủy sản cũng không đảm bảo, tỷ lệ không đạt chất lượng cao. Do đó, với thời gian khai thác mỗi chuyến đi biển từ 01 – 02 tháng, phương pháp bảo quản này không đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, hầm bảo quản truyền thống có tuổi thọ ngắn, chỉ sau vài năm là thời gian giữ nhiệt giảm, nên thông thường chỉ 5 – 6 năm là ngư dân phải cải tạo lại hầm. Gây thiệt hại không nhỏ cho ngành khai thác và chế biến hải sản Việt Nam.
Bọc cách nhiệt tàu cá

Giải pháp khắc phục:

  • Để giải quyết vấn đề trên, những nước tiên tiến trên thế giới đã ứng dụng rộng rãi công nghệ đóng hầm bảo quản/ kho giữ lạnh cho tàu đánh bắt hải sản bằng vật liệu Foam PU. Việc ứng dụng công nghệ đóng hầm bảo quản bằng vật liệu Foam PU ra đời đã khắc phục được nhược điểm của các giải pháp cũ, phù hợp với điều kiện SX và phương tiện tàu thuyền nước ta.
  • Vật liệu Foam PU là nhựa tổng hợp dạng bọt xốp cứng, được tạo thành từ 2 loại hóa chất chính là Polyol và Isocyanate được phối trộn với tỷ nhất định. Sau đó nhờ thiết bị phun hoặc đổ rót chuyên dụng giúp phản ứng, giãn nở tạo thành chất bọt xốp dạng ô kín phủ dày từ 10 – 12 cm lấp đầy các khoảng trống xung quanh vách hầm bảo quản  có tác dụng cách nhiệt rất tốt.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo VSATTP, sau khi phun đầy Foam PU vào khoảng trống ở xung quanh hầm bảo quản, tiếp đến tiến hành bọc Inox 304 vào vách hầm để thủy hải sản bảo quản không tiếp xúc với ván vỏ tàu; đồng thời dễ dàng cho công tác vệ sinh sau mỗi chuyến đi biển.

Ưu điểm và lợi ích của giải pháp:

  • Tăng thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày; chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hầm giữ trữ nước đá với tỷ lệ hao hụt dưới 5% trong thời gian 20 ngày.
  • Hơn nữa khi tàu chạy từ biển khơi vào bờ đối với hầm bảo quản tốt cũng không cần chạy nhanh mà chỉ chạy tốc độ vừa phải (thấp ga) nên sẽ giảm được chi phí nguyên liệu”.
  • Sản phẩm được bảo quản sạch, chất lượng tăng lên.
  • Chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho ngư dân sau mỗi chuyến khai thác.
  • Tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm đáng kể
  • Nâng cao thu nhập của ngư dân sau mỗi chuyến đi biển.
  • Thi công nhanh, dễ dàng.
  • Có thể thi công cả hầm mới hoặc hoán cải hầm cũ.
  • Chi phí đầu tư hợp lý, lợi ích lâu dài.
  • An toàn, thân thiện với sản phẩm bảo quản, con người, môi trường.
  • Độ bền cao tới 50 năm.